Kiểm định thang máy tại đà nẵng

KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

Thang máy là một trong 30 danh mục thiết bị bắt buộc phải kiểm định an toàn theo Theo thông tư Số 54/2016/ TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016. Do vậy khi bắt đầu, cũng như trong quá trình sử dụng thang máy các đơn vị chủ quản phải kiểm định lần đầu cũng như định kỳ thang máy để đảm bảo an toàn 100% cho người sử dụng.

Thang máy: thiết bị nâng phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng, di chuyển theo các ray dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 150 so với phương thẳng đứng.

Kiểm định thang máy lần đầu : là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thang máy lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.

Kiểm định thang máy định kỳ : Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định thang máy bất thường: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy;

- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

 

 

CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

Khi kiểm định thang máy phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy

- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

- Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải

- Các hình thức thử tải - Phương pháp thử

- Xử lý kết quả kiểm định

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu qui định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

 

 

ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

Lưu ý:

Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu qui định và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

- Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.

- Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ.

- Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thang máy.

 

 

Thiết bị, dụng cụ để phục vụ kiểm định thang máy

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thang máy điện phải phù hợp và phải được kiềm định, hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:

  • Thiết bị đo điện trở cách điện
  • Thiết bị đo điện trở tiếp đất
  • Thiết bị đo dòng điện
  • Thiết bị đo hiệu điện thế
  • Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay
  • Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài, đo đường kính, đo khe hở
  • Thiết bị đo cường độ ánh sáng
  • Thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác (nếu cần): thiết bị kiểm tra chất lượng cáp thép.

 

THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

  • - Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với thang máy điện đã sử dụng trên 20 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm.
  • - Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
  • - Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • - Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó.
    Công ty Kiểm Định Thiết Bị Việt Nam với nòng cốt là những kiểm định viên nhiền năm kinh nghiệm tại các trung tâm kiểm định của nhà nước chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định thang máy cho các doanh nghiệp, tổ chức.  

 

 

Tài liệu tham khảo

  • TCVN 6395-2008: Thang máy điện- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt .
  • TCVN 6904-2001: Thang máy  điện- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • TCVN 6396-1998: Thang máy thuỷ lực- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  •  TCVN 6905-2001: Thang máy thuỷ lực- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • TCVN 7628-2007: Thang máy - Yêu cầu an toàn trong lắp  đặt và sử dụng.
  • TCVN 5867 : 1995: Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng yêu cầu an toàn.
  •   TCVN 6397-1998: Thang cuốn và băng chở người- Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • TCVN 6906-2001: Thang cuốn và băng chở người- Phương pháp thử, các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
  • Có thể kiểm định theo một tiêu chuẩn khác theo đề nghị của cơ sở sử dụng, hay cơ sở chế tạo, nhưng tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu qui định trong các Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN).

 

Tìm kiếm
Bài xem nhiều
Thống kê truy cập
  • 1
  • 147
  • 945
  • 7918
  • 136130